Với những bạn đang có ý tưởng mở quán cafe dù lớn hay nhỏ thì đều có rất nhiều câu hỏi, suy nghĩ, thắc mắc kiểu như:

Chi phí setup quán cafe là bao nhiêu?
Setup thế nào?
Lựa chọn mô hình ra sao?

………

Thấu hiểu vấn đề đó, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn chuỗi bài kinh nghiệm mở quán cafe với mong muốn sẽ giúp cho mọi người, những ai đang có ý định kinh doanh quán cafe. Hi vọng sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.

Ở bài đầu tiên này chúng tôi nói về các loại chi phí cho 1 quán cafe nói riêng và ngành F&B nói chung. 

Kinh nghiệm mở quán cafe

Mở quán cafe với 200 triệu? Liệu có được hay không? Có những loại chi phí nào?

Có 2 loại chi phí mà chủ quán nên biết và từ đó có kế hoạch chi tiêu rõ ràng, đó là: chi phí cố định và chi phí duy trì. Nhìn chung thì đầu tư setup quán cafe sẽ khá là tốn kém, quan trọng ở khâu thiết kế kiến trúc và nội thất.

+ Chi phí cố định: Tiền cọc mặt bằng, thiết kế và thi công nội ngoại thất, chi phí các vật dụng, chi phí nhân công, máy móc pha chế…

+ Chi phí duy trì: chi phí mặt bằng, điện, nước, internet, điện thoại, thức uống, lương thực, thực phẩm, chi phí marketing, lương nhân viên…

A/ Chi phí setup quán cafe là bao nhiêu?

1. Chi phí mặt bằng để mở quán cafe:

Chi phí mở quán cà phê ban đầu sẽ là chi phí mặt bằng. Tùy thuộc vào bạn đang mua hay thuê địa điểm kinh doanh thì số tiền chi trả cho hạng mục này sẽ khác nhau. Tuy nhiên, dù là mua hay thuê địa điểm kinh doanh bạn vẫn vần phải chi tiền cải tạo, tu sửa quán theo ý tưởng, phong cách mà quán hướng tới phục vụ cho đối tượng khác hàng nào. Nếu địa điểm chưa có hệ thống điện nước cần lắp đặt hệ thống điện nước. Cụ thể chi phí gồm các khoản như sau:

– Tiền thuê mặt bằng 1 năm.

– Tiền sơn, sửa và trang trí lại mặt bằng.

– Lắp đặt điện nước (nếu cần).

2. Chi phí cho trang thiết bị quán cafe mới mở:

Đây cũng là hạng mục tốn nhiều chi phí mở quán cà phê nhất. Bạn cần đầu tư một số tiền khá lớn cho việc mua sắm các trang thiết bị như quầy pha chế, bàn ghế, máy pha cà phêmáy xay cafe, bình hoặc máy đánh kem … Các vật dụng phục vụ khác như cốc, chén, ly,…. Trong đó, chú trọng nhất vẫn là các thiết bị máy cần được tỉ mỷ, chất lượng đảm bảo được chất lượng đồ uống cho khách hàng.

– Tủ lạnh.

– Tủ mát.

– Máy pha cà phê.

– Máy xay cafe.

– Máy xay sinh tố.

– Máy ép trái cây.

– Máy pos thanh toán.

– Bàn ghế.

– Bình nước nóng.

– Cốc, ly, thìa,…

– Hệ thống đèn chiếu sáng.

– Vật dụng vệ sinh quán.

Với kinh nghiệm mở quán cafe nhượng quyền và am hiểu về khách hàng, chúng tôi cũng đã có những chia sẻ về các loại máy pha cà phê phù hợp với từng nhu cầu của quán.

3. Chi phí cho nguyên vật liệu:

Để bắt đầu kinh doanh quán cafe, bạn cần chi tiền cho mua sắm nguyên vật liệu ban đầu. Thông thường, chi phí này không nên vượt quá 25-40% doanh thu. Và không thể nào thiếu được các loại cà phê, đường, sữa, siro,…bên cạnh đó là các loại nước, trái cây và một số đồ ăn vặt.

Ở đây 1 số bạn sẽ thắc mắc: nên chọn loại cafe nào? Cafe hạt nguyên chất mua ở đâu chất lượng? Sự khác nhau giữa cafe phin và cafe pha máy? Để giải đáp cho từng câu hỏi đó, chúng tôi sẽ có những bài viết chuyên sâu, cụ thể từng loại để các bạn có được cái nhìn rõ hơn về cafe.

4. Các loại chi phí cần thiết khác:

Ngoài những khoản chính trong nhóm chi phí setup quán cà phê thì vẫn còn nhiều khoản phí cần thiết khác. Cụ thể như sau:

– Chi phí dành cho nhân viên: nếu thuê nhân viên thì bạn cần phải bỏ ra một số tiền để thuê nhân viên cho những tháng đầu chưa có lợi nhuận.

Mức lương cho mỗi người/tháng dao động từ 4.000.000 – 5.000.000/ca tùy vào loại hình công việc.

– Chi phí dành cho nội thất quán cafe: các vật tư decor quán như tranh, cây cảnh, tivi, loa,…

B/ Chi phí duy trì quán: khá quan trọng vì trong tháng đầu tiên cần quảng cáo thu hút khách hàng.

Để duy trì trong vòng 3 tháng ổn định dù không có doanh thu vẫn trụ chi phí nổi thì theo kinh nghiệm mở quán cafe của chúng tôi, bạn cần có quỹ riêng dự phòng lưu động 50.000.000 – 80.000.000 VNĐ nếu quán nhỏ và vài tỷ nếu quán lớn như cafe sân vườn.

  1. Các chi phí cần thanh toán như điện, nước, wifi, quà tặng,…
  2. Chi phí phát sinh: có rất nhiều khoản phát sinh không thể lường trước được như việc in lại thực đơn, đồng phục cho nhân viên, xử lý rác thải, cháy nổ, thiết bị hỏng,….
  3. Chi phí cho các loại máy móc, vật liệu, trang thiết bị trong quán…

Chi phí mở 1 quán cà phê không phải là nhỏ, chính vì thế chúng ta cần đầu tư đúng cách. Bên cạnh đó, để sở hữu những thiết bị pha cà phê chất lượng và tăng lợi nhuận cho quán của mình, bạn nên chọn phong cách được khách hàng ưa chuộng nhất thời điểm hiện tại. Đây là vấn đề lớn, tùy thuộc vào người chủ quán có tính sáng tạo và niềm đam mê với kinh doanh quán cafe đủ lớn hay không.

Kinh doanh quán cafe có lãi không? Chắc nhiều bạn sẽ thắc mắc câu hỏi như vậy khi thấy có quá nhiều chi phí. Các bạn yên tâm rằng nếu chúng ta chuẩn bị kỹ lưỡng, kiểm soát mọi chi phí, mang đến khách hàng những sản phẩm chất lượng thì chắc chắn chúng ta sẽ thu về kết quả tốt đẹp như mong muốn.

---------------- 

Message Coffee - Cà Phê Thông Điệp 

Nhà sản xuất Cà phê Đặc Sản từ Nông Trại, OEM, Xuất Khẩu.

Hotline: 0907 316 222 

Facebook: Message Coffee – Cà phê thông điệp 

Email: cafethongdiep@gmail.com