Cà phê là một thức uống quen thuộc và phổ biến nhất trên thế giới. Ai cũng biết trong cà phê chứa chất caffeine, giúp tăng cường tỉnh táo, cải thiện khả năng tập trung và sáng tạo. Tuy nhiên với một số người khi uống cà phê thường hay có hiện tượng gọi là say cà phê. Vậy “say là phê là gì?”,”Những cách trị say cà phê hiệu quả” sau đây Message Coffee sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.

Say cà phê là gì?

"Say cà phê" là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng sử dụng quá nhiều cà phê, dẫn đến các triệu chứng không mong muốn. Một số biểu hiện khác nhau tùy theo thể trạng của mỗi người bao gồm:

  1. Tăng nhịp tim và huyết áp: Caffeine trong cà phê kích thích hệ thần kinh trung ương, gây ra tình trạng tim đập nhanh và huyết áp cao.

  2. Khó ngủ: Caffeine làm giảm sự tiết ra của melatonin - một hormone điều hòa chu kỳ ngủ-thức. Điều này khiến người dùng gặp khó khăn khi cố gắng ngủ.

  3. Thần kinh cảm giác: Quá liều lượng caffeine có thể gây ra cảm giác lo lắng, run tay, buồn nôn và đau đầu.

  4. Rối loạn tiêu hóa: Caffeine kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, có thể dẫn đến chậm tiêu hóa, táo bón hoặc tiêu chảy. Dạ dày bị cồn cào, xót ruột.

  5. Các triệu chứng khác: Mồ hôi tiết ra nhiều ở lòng bàn tay, chóng mặt, nhức đầu, tay mụn và buồn nôn, Cổ họng tiết ra dịch chua hoặc bị ợ hơi liên tục (trào ngược dạ dày), xuất hiện cơn đau ở lưng và các vùng cơ bắp, với người dễ dị ứng, da có thể xuất hiện nốt đỏ và ngứa…

Message Coffee tăng nhịp tim khi bị say cà phê

Để tránh tình trạng say cà phê, bạn nên hạn chế lượng cà phê tiêu thụ hằng ngày và uống với mức độ vừa phải. Ngoài ra, bạn có thể thay thế cà phê bằng các thức uống khác như trà, nước ép trái cây hoặc nước lọc để giảm lượng caffeine.

Nguyên nhân dẫn đến say cà phê

Say cà phê là hiện tượng cơ thể có quá nhiều cafe có rất nhiều lý do dẫn đến việc say cà phê tuy nhiên 4 lý do sau đây là những nguyên nhân phổ biến khiến chúng ta bị say cà phê.

  1. Lạm dụng caffeine: việc uống quá nhiều cà phê hoặc sử dụng các sản phẩm chứa caffeine khác như nước ngọt, trà, viên uống năng lượng. Không điều chỉnh lượng caffeine phù hợp với cơ thể, đặc biệt là những người nhạy cảm với caffeine.

  2. Lệ thuộc: khi bạn thường xuyên sử dụng caffeine cơ thể sẽ phát triển sự lệ thuộc, dẫn đến nhu cầu uống ngày càng nhiều cà phê. Khi ngừng uống cà phê, cơ thể sẽ bị "sốc" và xuất hiện các triệu chứng của hội chứng cai.

  3. Nhạy cảm: có một số người có khả năng chuyển hóa caffeine kém hơn so với người khác. Hoặc những người có vấn đề về sức khỏe như tim mạch, tiêu hóa, hoặc những người lớn tuổi thường nhạy cảm hơn với caffeine.

  4. Thời gian uống cà phê: uống cà phê vào những thời điểm không phù hợp như trước khi đi ngủ có thể gây khó ngủ. Uống quá nhiều lượng cafe cho buổi sáng khiến cơ thể nạp quá nhiều cafein dư thừa.

9 cách giải say cà phê hiệu quả dành cho bạn

Nếu bạn là một người thích uống cà phê nhưng lại bị mẫn cảm với caffeine thì bạn cũng có thể thử qua cà phê Decaf cao cấp. Đây là dòng sản phẩm cafe Robusta tách 97% cafein, rất phù hợp với những người bị say cà phê, sợ mất ngủ, cao huyết áp,...

Cách 1: Bổ sung nước lọc

Nước là một hợp chất vô cơ có khả năng hòa tan rất nhiều chất khác, như muối, đường, axit, bazơ, và các chất khác. Nước được coi là "dung môi phổ dụng" nhờ khả năng hòa tan tốt. Vì thế sử dụng nước như một dung dịch hòa tan các caffeine còn tồn động trong cơ thể là cách dễ dàng và nhanh chóng nhất. Để đạt được hiệu quả tốt nhất bạn phải uống từ 0,5 lít - 1 lít nước trong vòng 10 phút. Sau đó nghỉ ngơi 1 đến 2 tiếng cơ thể của bạn sẽ lấy lại trạng thái tốt như ban đầu.

Message Coffee chữa sau cà phê bằng nước lọc

Cách 2: Bổ sung các thức ăn có tinh bột, chất béo và protein

Thức ăn chứa chất béo và protein sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thụ caffeine, giảm tác dụng kích thích của nó. Bạn có thể ăn bánh mì kẹp trứng, sữa chua, hay một ít hạt là lựa chọn tốt. Ngoài ra khi cơ thể bị say cà phê sẽ dẫn tới tình trạng bụng cồn cào khó chịu bạn có thể bổ sung thêm các thực phẩm chứa tinh bột  như bánh mì, cơm,... để xoa dịu các triệu chứng đó.

Cách 3: Bổ sung kẽm (Zn +) và magie (Mg +)

Bổ sung kẽm và magie cũng là một cách trị say cà phê rất hiệu quả. Những chất này có tác dụng ức chế sự tác động của caffeine đến cơ thể. Đồng thời, chúng cũng giúp giảm bớt các triệu chứng say cà phê. Vì vậy, khi bị say cà phê, bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu kẽm và magie như trái cây, các loại đậu, ngũ cốc, rau lá xanh, chuối, bơ,... Việc bổ sung những chất này sẽ giúp làm giảm tác dụng kích thích của caffeine, từ đó giảm triệu chứng say cà phê.

Cách 4: Nước chanh mật ong

Vitamin C trong chanh có tác dụng hỗ trợ đào thải cafein ra khỏi cơ thể nhanh hơn. Mật ong chứa các chất chống oxy hóa, giúp giải độc và hỗ trợ quá trình chuyển hóa caffeine. Khi kết hợp uống nước chanh và mật ong sẽ giúp giảm các triệu chứng say cà phê như buồn nôn, đau đầu, run tay. Những chất dinh dưỡng trong chanh và mật ong sẽ giúp cơ thể nhanh chóng đào thải caffeine, từ đó giúp bạn hồi phục nhanh chóng. 

Cách làm rất đơn giản, bạn lấy 1 ly nước ấm vắt 1 đến 2 quả chanh sau đó bỏ 1 muỗng mật ong nhỏ (lưu ý tránh bị ngọt quá).

Cách 5: Uống nước ép cam

Tương tự như chanh trong nước ép cam cũng có vitamin C có thể chữa say cà phê hiệu quả. 

Message Coffee chữa sau cà phê bằng nước cam

Cách 6: Trà gừng ấm 

Gừng chứa nhiều chất chống viêm, giúp giảm các triệu chứng đau đầu, buồn nôn do uống quá nhiều cà phê. Trà gừng cũng có tác dụng thanh lọc cơ thể, giúp đào thải nhanh chóng caffeine ra ngoài. Vì vậy, việc sử dụng trà gừng sẽ là một giải pháp hiệu quả để điều trị say cà phê.

Cách 7: Vận động nhẹ nhàng

Khi nạp quá nhiều cafein cho cơ thể khiến bạn bị dư thừa cafein. Chúng ta cần phải  đi bộ hoặc tập thể dục nhẹ nhàng trong khoảng 15 phút. Hoạt động cơ thể sẽ giúp thúc đẩy quá trình và đào thải caffeine ra khỏi cơ thể nhanh hơn. Hoặc làm các động tác yoga nhẹ nhàng như thở sâu, duỗi cơ, co duỗi cơ, xoay người... sẽ giúp giảm căng thẳng và tăng cường lưu thông máu. Các bài tập thư giãn như vừa đi vừa thư giãn vai, cổ, lưng cũng sẽ có tác dụng tương tự.

Cách 8: Xông hơi

Khi say cà phê, các triệu chứng chủ yếu là lo lắng, run rẩy, nhịp tim nhanh, khó ngủ. Chúng ta cần phải để đầu óc ta thư giãn bằng cách sử dụng thảo mộc có hương thơm thảo mộc như lô hội, quế, xả,... để tạo cảm giác dễ chịu đầu óc.

Cách 9: Hít thở sâu

Hít thở sâu giúp việc lưu thông máu trở nên tốt hơn và nhanh quá trình trao đổi chất. Kích thích hệ thống thần kinh phó giao cảm, giúp cơ thể và tâm trí được thư giãn. Hít thở sâu sẽ bổ sung thêm oxy, giúp các cơ quan hoạt động hiệu quả hơn, từ đó cải thiện các triệu chứng do dư thừa caffeine.

Cách thực hiện: ngồi ở tư thế thoải mái, hít  và giữ hơi thở trong 5-10 giây sau đó thở ra từ từ qua miệng, để bụng xẹp xuống cứ như thế lặp lại 5-10 lần, cảm nhận sự thư giãn và cải thiện các triệu chứng.

---------------- 

Message Coffee - Cà Phê Thông Điệp 

Nhà sản xuất Cà phê Đặc Sản từ Nông Trại, OEM, Xuất Khẩu.

Hotline: 0907 316 222 

Facebook: Message Coffee – Cà phê thông điệp 

Email: cafethongdiep@gmail.com