Cà phê Việt Nam - Nét đẹp văn hóa độc đáo của người Việt
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc - nét văn hóa trong lòng người Việt Nam. Không chỉ đối với người Việt Nam mà hương vị cà phê đậm đà, lôi cuốn ấy cũng đã để lại ấn tượng mạnh đối với các du khách nước ngoài khi đặt chân đến Việt Nam. Bài viết sau đây Message Coffee sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn chung về văn hóa cà phê Việt Nam.
Cây cà phê Việt Nam
Cây cà phê có nguồn gốc từ Pháp, được du nhập vào Việt Nam vào năm 1857, từ các đồn điền nhất nhì Đông Dương này. Sau khi thoát khỏi cơ chế bao cấp, cây cà phê đã có những trở mình mạnh mẽ trở thành một trong những cây trồng xuất khẩu chủ lực, đưa Việt Nam lên vị trí thứ hai trên bản đồ cà phê thế giới. Sản xuất cà phê tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm 1990 giúp xoay chuyển mạnh mẽ nền kinh tế Việt Nam.
Không chỉ là một trong những nước xuất khẩu cà phê nhiều nhất thế giới, Việt Nam còn là một thị trường cà phê khổng lồ với các sản phẩm rang xay, cà phê pha phin, cà phê pha máy, cà phê hòa tan, các chuỗi cà phê lớn nhỏ trên khắp đất nước. Năm 2023, sản lượng cà phê Việt Nam dự kiến đạt 1,6 triệu tấn, giảm 10% so với năm 2022 do ảnh hưởng của thời tiết. Diện tích trồng cà phê hiện nay là khoảng 600.000 ha, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai.
Trong nhiều năm qua, cà phê Việt Nam liên tục được khen ngợi và vinh danh trên các kênh báo chí quốc tế uy tín có thể kể đến như:
Tạp chí du lịch Canada The Travel đã vinh danh Việt Nam là một trong những quốc gia có cà phê ngon nhất thế giới vào năm 2022.
Bài viết "The 10 Best Coffee Producing Countries in the World" (10 quốc gia sản xuất cà phê ngon nhất thế giới) ca ngợi hương vị cà phê Việt Nam đậm đà, mạnh mẽ và phong cách pha chế độc đáo.
Tạp chí National Geographic dành trang chuyên đề cho Bảo tàng Cà phê Việt Nam, đánh giá cao đây là nơi lưu giữ và giới thiệu đầy đủ và sinh động về lịch sử, văn hóa và ngành cà phê Việt Nam.
Trên trang web ẩm thực Taste Atlas cà phê sữa đá Việt Nam đứng vị trí thứ 2 trong Top 10 thức uống cà phê được đánh giá cao nhất thế giới, chỉ sau cà phê Ristretto của Ý.
Có thể thấy rằng, cà phê Việt Nam rất được đánh giá cao về chất lượng, hương vị và giàu tiềm năng trong thị trường xuất khẩu và tăng trưởng, giúp thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển. Đồng thời sự vinh danh của báo chí quốc tế khẳng định chất lượng và giá trị của cà phê Việt Nam, góp phần quảng bá thương hiệu cà phê Việt ra thế giới và thu hút du khách đến với đất nước cà phê.
Tìm hiểu 05 loại cà phê phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay
Cà phê Arabica
Cây cà phê Arabica (còn được gọi là cà phê chè). Đây là loài cây được nhiều người đánh giá cao và có giá trị kinh tế nhất trong các loại cây. Tuy nhiên, đây là cây có khả năng chống chịu kém, đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc phức tạp và là giống cây ưa lạnh (phát triển tốt ở nhiệt độ từ 18 - 24 độ C, thường sống ở các vùng núi cao trung bình từ 1000-1500m). Cây có tán lá nhỏ xanh đậm. Hạt Arabica có dáng dài, rãnh ở giữa có hình lượn sóng hay hình chữ S. Khi pha Arabica thường có mùi thơm đặc trưng, vị chua thanh, hậu ngọt, hương trái cây phong phú.
Cà phê Robusta Việt Nam
Cây cà phê Robusta (còn được gọi là cà phê Vối). Đây là loại cây phổ biến nhất trên toàn thế giới chứ không chỉ riêng ở Việt Nam (chiếm 90% sản lượng cả nước). Loài cây này thường sống ở khí hậu nhiệt đới, thổ nhưỡng của vùng Tây Nguyên, thường trồng ở độ cao dưới 600m. Hạt Robusta có dáng tròn, rãnh giữa hạt thẳng. Hàm lượng caffeine của Robusta khá cao, khi pha có vị đắng đậm, chát nhẹ, hậu vị đắng.
Cà phê Liberica
Đây là loại cà phê được trồng chủ yếu ở các tỉnh như Nghệ An, Kon Tum, Quảng Trị, Gia Lai. Cây cao 2m-5m, thân và lá đều to, nhìn xa như cây mít. Mặc dù cây có đặc tính chịu hạn và sức chống chọi sâu bệnh cao nhưng do năng suất thấp nên không được ưa chuộng nhiều ở Việt Nam. Khi pha có vị chua nhẹ, hương thơm thoang thoảng.
Cà phê Moka
Có thể được coi là loại cà phê khó trồng nhất Việt Nam, khả năng chống chọi sâu bệnh thấp, đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc phải tỉ mỉ và phức tạp. Do đó, cây cà phê này cũng được xem là một loại cà phê hiếm, giá thành cao hơn so với các loại còn lại. Khác với loại cà phê khác, Moka được xem là “hoàng hậu trong vương quốc cà phê” bởi hương thơm có nó rất đặc biệt, sang trọng, vị chua thanh thoát dành cho người sành điệu.
Cà phê Culi
Cà phê Culi (còn được gọi là cà phê Bi) là những hạt cà phê no tròn và trong 1 trái chỉ duy nhất có 1 hạt. Khi pha có hương thơm đặc trưng và mùi vị cực kỳ lôi cuốn. Vì mỗi 1 quả chỉ có 1 nhân duy nhất nên lượng cà phê của nó cũng cao hơn bình thường. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận rõ hương vị rất độc đáo, đậm đặc hơn các loại cà phê bình thường. Do đó, loại cà phê này thích hợp với những tín đồ có gu cà phê mạnh.
Nên thưởng thức cà phê Việt Nam như thế nào?
Thưởng thức cà phê Việt Nam không chỉ đơn thuần là uống một thức uống mà còn là trải nghiệm văn hóa độc đáo. Nếu trước đây bạn đã từng thử cà phê Việt Nam chắc chắn bạn sẽ nhớ vị đắng đặc trưng. Thường chỉ những người có gu mạnh mới có lựa chọn cà phê đen. Có nhiều cách khác nhau để bạn có thể thưởng thức cà phê Việt Nam như cà phê sữa tươi, cà phê sữa chua,... chắc chắn sẽ đem lại cho bạn một hương vị tuyệt vời. Nếu bạn có chuyến du lịch sắp tới ở Việt Nam, hãy thử chúng để có trải nghiệm mới mẻ.
Cà phê đặc sản Việt Nam tại Message Coffee
Bạn có niềm đam mê với cà phê? Bạn muốn khám phá hương vị cà phê Việt Nam đích thực? Tại đây, Message Coffee sẽ đem đến cho bạn cà phê đặc sản Việt Nam được chọn lọc kỹ lưỡng từ những trái cà phê chín mọng, được trồng và chăm sóc, chế biến với quy trình đặc biệt được đánh giá công nhận bởi Cuộc thi Cà Phê Đặc Sản Việt Nam Amazing Cup 2022. Mỗi ly cà phê là kết tinh của tâm huyết và niềm đam mê của những người yêu cà phê. Message Coffee mong muốn mang đến cho bạn không chỉ thức uống thơm ngon mà còn là trải nghiệm văn hóa cà phê độc đáo của Việt Nam. Hãy để Message Coffee đồng hành cùng bạn trong hành trình khám phá thế giới cà phê Việt Nam.
----------------
Message Coffee - Cà Phê Thông Điệp
Nhà sản xuất Cà phê Đặc Sản từ Nông Trại, OEM, Xuất Khẩu.
Hotline: 0907 316 222
Facebook: Message Coffee – Cà phê thông điệp
Email: cafethongdiep@gmail.com